I. KỸ THUẬT LẬP TRÌNH PLC ĐIỀU KHIỂN TRÌNH TỰ
Bước 1: Xây dựng sơ đồ phối hợp thao tác công nghệ của máy hoặc hệ thống thiết bị cần điều khiển
Đây là công việc có yêu cầu tương tự như khi bắt tay vào việc thiết kế một máy mới. Nguời thực hiện phải căn cứ vào yêu cầu hoạt động của máy để từ đó hình dung và phân tích trình tự các bước thao tác thật chi tiết của từng khâu chấp hành hoặc từng bộ phận chấp hành của máy cũng như sự phối hợp các hoạt động giữa chún.
Quá trình phân tích và phối hợp các chuyển động hoặc các thao tác thường được thực hiện dưới dạng một sơ đồ phối hợp. Sơ đồ được thực hiện dưới dạng các dải hình chữ nhật kế tiếp nhau. Mỗi dải tượng trưng cho diễn biến theo thời gian quá trình hoạt động của một khâu chấp hành hoặc một bộ phận chấp hành nhầm thực hiện một thao tác công nghệ nào đó.
Sơ đồ trang bên minh họa việc phân tích và diễn biến của quá trình hoạt động trình tự trên một trạm trộn bêtông tự động.
Sơ đồ phối hợp các thao tác công nghệ cho phép người thiết kế hình dung toàn bộ quá trình hoạt động của máy hoặc của hệ thống thiết bị bao gồm trình tự các thao tác và thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc thực hiện của từng thao tác. Sơ đồ phối hợp nào sẽ làm cơ cở cho việc soạn thảo chương trình điều khiển PLC cũng đồng thời là tài liệu gốc cho việc hiệu chỉnh sự làm việc của máy hoặc hệ thống về sau.
Bước 2 :Lập sơ đồ khối điều khiển trình tự
Căn cứ vào sự phối hợp các hoạt động hoặc các thao tác của các bộ phận chấp hành trên máy thiết kế, người cán bộ kỹ thuật sẽ thực hiện một công việc tương tự tiếp theo là lập sơ đồ khối điều khiển trình tự (dạng lưu đồ –flowchart hoặc sơ đồ chức năng –function-chart). Công việc này là một bước tiếp cận hơn nửa của quá trình điều khiển. Tùy theo mức độ quen cách sử dung mức điều khiển để mô tả chuỗi tuần tự các thao tác công nghệ cũng như các tính hiệu điều kiện cho từng thao tác.
Bước 3: Chuẩn bị phần cứng và đặc tả tham số vào/ra
Công việc lựa chọn các cơ cấu tác động chấp hành như lựa chọn các động cơ, xy lanh khí nén hay xy lanh dầu ép, lụa chọn các loại van điều khiển,… có liên quan mật thiết với quá trình điều khiển đã tổng hợp do nhiều yếu tố như đặc tính kỹ thuât cơ cấu tác động có phù hợp với máy thiết kế hay không,kết cấu có phù hợp hay không, không gian có cho phép bố trí loại cơ cấu tác động đó hay không; và một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định là thời gian và tốc độ của cơ cấu tác động được lụa chọn có phù hợp thỏa mãn với yêu cầu phối hợp thao tác trên máy hay không.
Người thiết kế phải chọn kỹ để tìm kiếm các cơ cấu tác động phù hợp nhất và mô tả đầy đủ các thông số kỹ thuật của cơ cấu tác động, chẳng hạn như các giá trị điện áp hay dòng điện tác động vào động cơ điện hay tác động vào các van điện từ điều khiển các xy lanh khí nén. Các tính hiệu có liên quan mật thiết với các tiếp điểm ngõ ra của PLC. Tương tự, các tín hiệu từ các cảm biến; phản ánh trạng thái cơ cấu tác động, được đưa đến các ngõ vào PLC Mitsubishi.
Thông qua việc lụa chọn và đặc tả các tham số vào/ra này, người thiết kế sẽ cung cấp các số liệu cần thiết cho việc thiết kế mạch giao tiếp giữa PLC với mạch công suất của cơ cấu lao động, xác định ngõ vào/ra để lựa chọn PLC thích hợp.
Bước 4: Lập trình
Với đầy đủ dữ liệu được cung cấp từ các bước thực hiện trên, công việc tiếp theo của người lập trình là soạn thảo chương trình điều khiển cho PLC để thực hiện việc điều khiển máy hay hệ thống đúng theo chương trình đã thiết kế. Tùy theo khã năng quen sử dụng lọai ngôn ngữ lập trình trên PLC nào mà người lập trình sẽ chọn lựa để soạn thảo chương trình. Với các chương trình đơn giản,các phần mềm của các hãng cho phép biên dịch được chương trình được viết theo ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác.
Bước 5: Chạy thử và hoàn chỉnh chương trình
Đây là công việc hết sức tự nhiên phải thực hiện sau khi lập trình. Việc chạy thử chương trình được thực hiện trong hai chế độ :
Chế độ giả lập (chế độ offline): cho chạy chương trình và theo dõi đáp ứng của các ngõ ra thông số thông qua đèn led.Đèn led ở ngõ ra cụ thể sẽ hiển thị cho tín hiệu xuất ở ngõ ra cho cơ cấu tác động và đáp ứng chúng .
Chế độ thực (chế độ online):sau khi chạy thử và điều chỉnh chươngtrình trong chế độ giả lập hoàn hảo .Chuyển chế độ hoạt động trên
PLC và nối mạch giao tiếp với mạch công suất để điều khiển máychạy trong chế độ thực .Trong chế độ này ,với các đáp ứng thực của các cơ cấu tác động khi không tải và khi có tải sẽ giúp cho người lập trình hiệu chỉnh chương trình lần cuối trước khi đưa vào vận hành thực sự trong sản xuất.